Lưu ý những điều này khi đến Nhật Bản nếu bạn không muốn bị rắc rối [P1]

Với phong tục và văn hóa độc đáo, Nhật Bản mang lại cho những vị khách ghé thăm đất nước này nhiều trải nghiệm thú vị. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải “bỏ túi” một số lưu ý để tránh gặp phải những rắc rối khi đến sinh sống và làm việc tại đây nhé!

1. Văn hóa xếp hàng

Bạn đã từng ngạc nhiên khi thấy những người Nhật xếp hàng dài ngay ngắn để được lên tàu hay mua đồ ở các cửa hàng? Bạn khâm phục khi thấy những con người ở xứ sở mặt trời mọc kiên nhẫn chờ đến lượt mình để nhận cứu trợ sau khi thảm họa xảy ra?

thuc-tap-sinh-nhat-ban-esuhai-kaizen-1

Việc xếp hàng tại Nhật không chỉ đơn thuần là văn hóa, mà đó còn là thói quen ăn sâu vào tiềm thức của tất cả mọi người nơi đây.
Vì thế, khi đến Nhật Bản làm việc hay sinh sống, dù là giờ cao điểm hay bạn có đang gấp rút như thế nào cũng phải cư xử một cách đúng mực, xếp hàng ngay ngắn và không làm phiền người khác nhé!

2. Xả rác bừa bãi có thể bị phạt tiền

Để trở thành một đất nước nổi tiếng về sự sạch sẽ bậc nhất thế giới, người Nhật rất quy củ, có tổ chức trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường. Không chỉ đơn thuần là cho rác vào thùng rác, Nhật Bản có hệ thống phân loại và xử lý rác thải khiến nhiều người nước ngoài phải “chóng mặt”. 

thuc-tap-sinh-nhat-ban-esuhai-kaizen-2

Phân loại rác khi vứt là điều bắt buộc tại Nhật

Tất cả các loại rác thải đều được phân loại rõ ràng từ những vật liệu đốt được, không đốt được hay chai nhựa, đồ hộp, thuỷ tinh,… Tại nơi công cộng, thùng rác thường được chia làm ít nhất 3 loại.
Chính vì vậy, bạn tìm hiểu về quy định vứt rác tại Nhật và chấp hành đúng nếu bạn không muốn bị mất tiền nhé!

3. Cởi giày, dép khi vào trong nhà, văn phòng

Tại Nhật, việc cởi giày dép trước khi vào nhà, văn phòng hay lớp học là nét đặc trưng khó có thể tìm thấy ở nơi khác trên thế giới.

Việc thay giày dép như thế không chỉ để giữ gìn vệ sinh sạch sẽ mà quan trọng nhất là muốn tạo ra sự bình đẳng giữa tất cả mọi người.

thuc-tap-sinh-nhat-ban-esuhai-kaizen-4

Do đó, bạn hãy nhớ cởi bỏ giày dép trước khi bước vào nhà, vào cơ quan,… để thể hiện sự tôn trọng và phép lịch sự của bản thân.

4. Không gọi thẳng tên người mới quen

Người Nhật Bản vốn rất coi trọng lễ nghĩa nên việc gọi thẳng tên người mới quen là thiếu tôn trọng đối phương. Thông thường người Nhật thường gọi nhau bằng họ và thêm hậu tố vào phía sau như: “San” đối với bạn bè, đồng nghiệp, người mới quen; “kun” đối với những bạn trai nhỏ tuổi; “chan” đối với bạn gái nhỏ tuổi. Bên cạnh đó còn có hậu tố “sensei” với giáo viên và “sama” với cấp trên hoặc người có địa vị cao, quan trọng để biểu thị sự tôn trọng. 

5. Không gây ồn ào trên các phương tiện công cộng

Nếu ở Việt Nam, khi tham gia các phương tiện công cộng như xe buýt, đi tàu bạn thường có thói quen nói chuyện to, để chuông điện thoại, mở nhạc lớn,…thì hãy thay đổi thói quen này nhé!
Bởi vì ở Nhật những việc như thế được cho là mất lịch sự và làm phiền đến người khác. Nên khi tham gia các phương tiện công cộng tại Nhật, bạn có thể tự do đọc truyện, chơi điện tử, ngủ,…miễn là không gây ồn ào.

thuc-tap-sinh-nhat-ban-esuhai-kaizen-3
 

6. Hãy che hình xăm khi bạn bước vào phòng tắm công cộng hoặc suối nước nóng

Đối với người Nhật, hình xăm có thể được xem như một sự bất kính, hoặc thậm chí họ sẽ xem như bạn có sự liên hệ với các băng đảng xã hội đen... nên nếu bạn có hình xăm trên cơ thể, bạn sẽ khiến mọi người ở đây cảm thấy không an toàn và có cái nhìn không mấy thiện cảm. Chính vì vậy, nếu đến các phòng tắm công cộng hoặc suối nước nóng, hãy cẩn thận và hạn chế phơi bày những hình xăm của bạn. 

thuc-tap-sinh-nhat-ban-esuhai-kaizen-7

Ở Nhật, người có hình xăm được cho là liên quan đến các băng đảng xã hội đen

7. Không nên trả tiền tip

Ở nhiều nước, việc trả tiền tip (tiền boa) sau sử dụng dịch vụ là điều hết sức bình thường nhằm thể hiện sự hài lòng và cảm ơn sự phục vụ của nhân viên và nhà hàng. Nhưng tại Nhật, họ cho rằng việc phục vụ từ tâm và mang lại giá trị tốt nhất cho khách hàng là điều đương nhiên. Do đó, việc được trả tiền tip có thể bị cho là một hành động thiếu tôn trọng.


(Còn tiếp)

scroll top