Cuộc sống giống như đi cầu thang

Có câu nói thế này: “Không bao giờ có thang máy đi tới thành công, bạn luôn phải đi cầu thang bộ”. Và những ai đã đi cầu thang bộ đều biết, sẽ phải rất tốn sức khi càng đi lên cao, sẽ có cảm giác đau chân mỏi gối, đau thắt lưng và thở dốc. Lúc mới đi chúng ta có thể đi hai bậc một lần, có thể nhảy lên nhưng sau đó tốc độ sẽ giảm chậm dần, thậm chí phải dừng lại nghỉ lấy sức rồi mới có thể tiếp tục di chuyển.

Mới đây, trong đợt nghỉ lễ Obon của Nhật, rất nhiều Thực tập sinh Esuhai đã cùng nhau đi leo núi, chinh phục đỉnh Phú Sĩ - Nơi bình minh của thế giới bắt đầu. Xuất phát lúc 17h30 từ tầng thứ 5 đến 04h30p ngày hôm sau, trải qua 11 giờ đồng hồ với đủ các loại cảm giác đói, khát, lạnh, tê mỏi chân, khó thở do thiếu oxi… các bạn đã đặt chân lên đỉnh núi Phú Sĩ ở độ cao 3.776m, nhìn thấy Nhật Bản từ trên cao và chiêm ngưỡng cảnh mặt trời mọc rực rỡ. Trải qua khoảnh khắc này, các bạn đã nói rằng: “Cảm xúc khi leo núi giống như những cung bậc cảm xúc trong cuộc sống. Từng bước đi lên đỉnh núi giống như những khó khăn trong cuộc đời mà mỗi con người cần phải vượt qua. Có những lúc chúng tôi muốn bỏ cuộc nhưng khi nghĩ đến điều mình sắp đạt được, chúng tôi không để mình nản chí và phải cố gắng bước tiếp mặc dù chân đã rất mỏi và người cũng đã rất mệt rồi. Vượt qua mỗi chặng chúng tôi cảm thấy mình tự tin hơn, khi gần đến đỉnh núi chúng tôi biết mình đã vượt qua thử thách của bản thân để đạt được mục tiêu đề ra trong chuyến đi này. Kết quả thật xứng đáng. Nó không chỉ là cảm giác khi chúng tôi được ngắm bình minh đầu tiên của thế giới, không chỉ là những bức hình đẹp để đời …mà nó chính là bài học giúp chúng tôi trưởng thành hơn khi bản thân mình nỗ lực vượt qua những thử thách, để khi nhìn lại chúng tôi sẽ lấy đó làm động lực để cố gắng hơn nữa trong quá trình làm việc, phát triển sự nghiệp của bản thân ở những chặng đường sau này...”.

Có câu nói thế này: “Không bao giờ có thang máy đi tới thành công, bạn luôn phải đi cầu thang bộ”. Và những ai đã đi cầu thang bộ đều biết, sẽ phải rất tốn sức khi càng đi lên cao, sẽ có cảm giác đau chân mỏi gối, đau thắt lưng và thở dốc. Lúc mới đi chúng ta có thể đi hai bậc một lần, có thể nhảy lên nhưng sau đó tốc độ sẽ giảm chậm dần, thậm chí phải dừng lại nghỉ lấy sức rồi mới có thể tiếp tục di chuyển. 

Hiện nay, leo cầu thang được công nhận chính thức trên toàn thế giới là một bài tập thể dục dạng “nặng”, có tác dụng cải thiện “Cardiovascular fitness” (tạm dịch là Thể dục tim mạch). Cũng như các hoạt động khác, leo cầu thang cải thiện sức khỏe chỉ có tác dụng nếu chúng ta rèn luyện mỗi ngày, trong một thời gian dài như là thói quen thì mới có được kết quả tốt. 

Cuộc sống cũng vậy, là sự đối mặt, giải quyết những sự việc, những vấn đề diễn ra trong cuộc sống từ đơn giản đến phức tạp và là sự phát triển đi lên từng ngày. Không ai có thể dừng thời gian lại, nếu không bò, không trườn, không đi, không chạy thì chúng ta sẽ bị cuộc sống bỏ lại phía sau. Trải qua thời gian tôi luyện năng lực bản thân, đúc kết kinh nghiệm, con người dần trưởng thành, dần có được sự điềm tĩnh để tìm phương thức thích hợp giải quyết và vượt qua các vấn đề xảy ra và tạo nên giá trị của cuộc sống.

Nhật Bản là đất nước công nghiệp, đất nước của những con người độc lập, kỷ luật và tận tụy với công việc. Không thể có chuyện làm chơi ăn thật. Họ chỉ chấp nhận, chỉ tin tưởng và quý mến những người chăm chỉ làm việc, biết phấn đấu, chịu tiếp thu những điều được chỉ dạy và phát triển dần những kinh nghiệm và chuyên môn được học lên.

Chọn sang Nhật làm việc là các bạn đang chọn đi trên con đường khó, là chấp nhận đi vào vũ bão bởi nơi đó không phải là xứ của mình, nơi đó có rất nhiều khác biệt so với nơi mà các bạn đã sống. Những khó khăn mà bạn có thể gặp phải khi sang Nhật sinh sống và làm việc: Khác biệt văn hóa và ngôn ngữ, thời tiết 04 mùa rõ rệt, công việc theo quồng quay liên tục dẫn tới áp lực, sống tập thể với những người xa lạ tính cách khác nhau, gặp những người không tốt không nâng đỡ nhau mà ăn hiếp gây khó khăn, bị cấp trên la mắng, không được lòng người trong công ty…

Tại sao bạn chọn đi Nhật? Bạn muốn bản thân trở thành người như thế nào trong tương lai, muốn trở thành người làm chủ hay một công nhân, muốn trở thành người phục vụ được mọi người hay trở thành người luôn cần sự giúp đỡ của những người khác…? Hãy đặt ra cho mình ít nhất một mục tiêu, một lý do để đứng vững. Bạn có thể thất bại, có thể vấp ngã, chẳng sao cả bởi luôn có một vài thất bại xảy ra trước khi thành công, miễn là bạn vẫn quyết tâm đứng lên và tiếp tục. 

Vậy, vượt qua những cái khó, bạn được gì? Sẽ biết được Nhật Bản đang phát triển như thế nào và vì sao đất nước họ lại có thể phát triển được như thế; Sẽ biết thêm một ngôn ngữ khác ngoài tiếng Việt; Có trong tay, trong đầu kỹ năng, kinh nghiệm làm việc và một nghề nghiệp có thể làm khi trở về Việt Nam… Quan trọng hơn là, bạn sẽ thấy được bản thân đã trưởng thành như thế nào, sẽ hiểu được giới hạn của bản thân vô cùng như thế nào và cũng sẽ nhìn thấy được những điều tốt đẹp hơn từ chính sự nỗ lực của bản thân…

Tại Esuhai, các bạn học viên luôn được nhắn nhủ là hãy tận dụng chuyến đi Nhật trong 01 năm hoặc 03 năm này để nâng cao năng lực bản thân thêm mạnh mẽ, thêm trưởng thành, để đủ sức bước đi trên những con đường mà các bạn muốn. 

“Cuộc sống có rất nhiều nấc thang: Cơm áo gạo tiền, chiếm hữu quyền lực, danh dự, cống hiến và hy sinh. Càng bước lên cao, càng khó khăn nhưng cũng khiến con người càng trở nên có giá trị. Học viên của Esuhai – Kaizen hãy cố gắng vượt qua bậc thang cơm áo gạo tiền, vượt qua bậc thang chiếm hữu để trở thành người có danh dự, trọng danh dự, sống tốt, sống nghiêm túc với chính bản thân mình, với mọi người và với cuộc đời, các bạn nhé!”.

scroll top