Theo Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế), tính đến ngày 01/7/2016, dân số Việt Nam ước đạt 91,7 triệu người, đứng thứ 8 châu Á. Trong đó, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước đến thời điểm 01/7/2016 ước tính là 54.4 triệu người.
Tuy nhiên, theo Tổng cục Thống kê cho hay, tính chung 06 tháng đầu năm tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 2,27% (khoảng hơn một triệu người), trong đó ở nhóm thanh niên (từ 15-24 tuổi) tỷ lệ thất nghiệp trên toàn quốc là 6.83%, cao gấp 5 lần thống kê chung dành cho những người trên 25 tuổi.
Trước thực tế này, ông Nguyễn Bích Lâm - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho rằng: "Nguồn nhân lực của nước ta trẻ và dồi dào nhưng trình độ tay nghề và chuyên môn kỹ thuật còn thấp, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, nơi có tỷ trọng người có việc làm chiếm tới gần 70% lao động của cả nước".
Tại Việt Nam hiện có rất nhiều người không chịu hoặc là không biết cách làm việc để tạo ra giá trị nuôi sống bản thân, sống nhờ vào, phụ thuộc vào sự giúp đỡ của gia đình. Cũng có những người đã làm việc nhưng mức thu nhập thấp không đủ trang trải dẫn đến chán nản, bế tắc, thậm chí là lẩn tránh cuộc sống.
Trong khi đó thực tế ở Nhật Bản lại có rất nhiều người dù đã 70, 80 tuổi vẫn đang hàng ngày làm việc trong các nhà máy, công ty, cửa hàng... Họ làm việc không hẳn vì họ thiếu tiền, ham tiền mà là họ thích, họ muốn được làm việc. Bởi vì ngay từ khi còn nhỏ họ đã được giáo dục phải tự lập chăm lo cho cuộc sống của chính mình.
“Các em giống như những con tằm còn bị/được bao bọc bởi những lớp kén do chính mình tạo ra và đang vẫy vùng trong mớ “tơ lòng” ấy mà chưa biết làm cách nào hiệu quả để có thể “nhả tơ” hay “nhả tơ có giá trị”.
Một con tằm nếu không nhả tơ thì chỉ có giá trị làm thực phẩm. Ở Việt Nam có rất ít nhà máy để tằm nhả tơ nhưng lại có rất nhiều quán nhậu để biến nhộng, tằm thành món ăn. Trong khi đó, nếu những con tằm chịu nhả tơ hoặc nhả được tơ thì trong vòng đời của mình sẽ nhả được rất nhiều tơ, tạo ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống, xã hội.
Con người cũng như vậy. Nếu mỗi người đều lao động, tạo ra giá trị thực tế thì chính con người đó phát triển, gia đình họ cũng hạnh phúc và phát triển vì không tồn tại gánh nặng. Gia đình là tế bào của xã hội, mỗi gia đình phát triển là tiền đề để đất nước, xã hội phát triển.
Cách đây 21 năm, nhờ sự giúp đỡ của thầy Nguyễn Đức Hòe là hiệu trưởng trường Nhật Ngữ Đông Du, thầy đã đặt chân đến Nhật Bản với mong ước được học hỏi và tiếp cận một nền văn hóa và khoa học kỹ thuật tiên tiến bậc nhất nhì thế giới. Ở đây, khoa học kỹ thuật, công nghệ, cơ cấu tổ chức doanh nghiệp, cơ sở hạ tầng, các loại hình dịch vụ, hệ thống giáo dục, những tri thức, kiến thức, những giải pháp để vận hành và đặc biệt khai thác tốt nguồn tài nguyên quý báu nhất là bàn tay và khối óc của con người là tất cả những nhân tố kết thành xã hội Nhật Bản phát triển như hiện tại. Tương lai Việt Nam cũng sẽ phải phát triển như thế. Việt Nam cần phải học tập từ Nhật Bản. Từ ý tưởng này đã thôi thúc thầy quyết định chọn con đường đào tạo và mở ra cơ hội việc làm cho thanh niên Việt Nam sang Nhật Bản làm việc để học hỏi kinh nghiệm, góp phần xây dựng đất nước.
Chỉ có giáo dục và đào tạo mới có thể tạo ra những nhân tài ưu tú nhất tham gia vào sản xuất, tiếp cận nền công nghệ kỹ thuật tiên tiến, tạo ra thật nhiều giá trị thặng dư cho các doanh nghiệp Nhật - Việt, cho cuộc sống và giúp đất nước Nhật Bản - Việt Nam cùng phát triển và phồn vinh hơn.
Công ty Esuhai – trường KaizenYoshidaSchool ra đời để thực hiện công cuộc giáo dục ý thức và nâng cao kỹ năng làm việc cho các thanh niên trẻ trước khi sang Nhật để làm việc.
Nhiệm vụ của thầy, của các thầy cô trường KaizenYoshidaSchool chính là giúp các em tách từng lớp vỏ bọc bản thân mà các em đang mang để được vút ra và bắt đầu nhả tơ, dệt nên những tấm lụa đẹp, để kiếm được thật nhiều tiền. Quá trình ấy gọi là kaizen (cải tiến), sửa đổi để đẹp lên, tốt lên, phát triển lên.
Phương thức mà thầy đang thực hiện để giúp các em chính là đào tạo thật kỹ lưỡng cho các em về tiếng Nhật, ý thức thái độ, tác phong, văn hóa và cả tay nghề, sau đó đưa các em sang Nhật Bản làm việc và học tập kỹ thuật. Nhật Bản có rất nhiều việc làm. Đất nước, môi trường và con người nơi ấy có cách để giúp các em nhả tơ, phát triển bản thân.
Ước mơ của thầy không chỉ muốn các em thành con tằm biết nhả tơ mà là mong các em khi trở về có thể trở thành những con bướm xinh đẹp tiếp tục đi thụ phấn cho hoa để, sinh sôi nảy nở làm đẹp cho đời.
Tính cho đến năm 2016, thầy đã đưa hơn 5000 Thực tập sinh sang Nhật làm việc. Có rất nhiều người trong số đó đã trưởng thành và gặt hái được những thành công nhất định trong nghề nghiệp và phát triển sự nghiệp bản thân, giúp đỡ được cho nhiều người. Có người làm quản lý, giám đốc trong các công ty Nhật tại Việt Nam và cũng có những người tự đứng ra kinh doanh, làm chủ.
Có một câu nói rằng: “Bạn sinh ra là một bản chính, đừng chết như một bản sao”. Trở thành con tằm biết nhả tơ hay con tằm làm thực phẩm là sự lựa chọn và quyết định ở chính các em. Em muốn cuộc sống của em tốt hơn, tương lai của em tốt hơn thì chính bản thân em phải tốt lên. Nếu đã trở thành con tằm nhả tơ, đã lựa chọn sang Nhật thì phải chăm chỉ và nghiêm túc làm việc. Cũng như việc đi cầu thang, đi lên sẽ rất mệt và mỏi chân nhưng đi xuống thì lại thoải mái. Chẳng có sự thành công nào là dễ dãi. Muốn nhìn thấy cầu vồng, các em phải biết chịu đựng cơn mưa.
Thực tập sinh là người phụ việc, học việc, vì vậy các em đừng ngại hay né việc khi được yêu cầu mà phải làm với một thái độ trách nhiệm. Có như vậy mới thể hiện được thành ý, khả năng và sự chuyên nghiệp của bản thân để từ đó mà ông chủ sẽ nhìn nhận, thương mến và quý trọng mình hơn. Khi đó các em trở nên có giá, tương lai cũng mở rộng hơn.
Và đặc biệt, khi sang Nhật các em đừng ăn cắp, ăn trộm, đừng ẩu đả và gây hiềm khích, chiến tranh với những con người nơi ấy. Đừng khiến hình ảnh của bản thân, hình ảnh của con người Việt Nam tại Nhật trở nên xấu xí, bất lương. Hãy để cánh cửa sang Nhật mở ra cho thật nhiều người, để nhiều hơn nữa thanh niên Việt Nam có cơ hội học được cách nhả tơ, trở về góp phần xây dựng nước nhà, để cho mình, con mình, cháu mình được hạnh phúc và phát triển, các em nhé!”