Phạm Thị Tuyết: “Nếu được chọn lại, em vẫn sẽ chọn ngành thủy sản”

Dáng người nhỏ nhắn, năng động cùng với giọng nói nhẹ nhàng nhưng thật nội lực và tràn đầy nhiệt huyết với công việc của mình hiện tại – đó là những ấn tượng mà hầu hết chúng ta có thể nhớ về bạn Phạm Thị Tuyết – cựu học viên lớp DN46 - Thực tập sinh ngành Thủy sản đang làm việc tại tỉnh Aomori Nhật Bản.

Khi nhắc đến công việc thủy sản, ấn tượng đầu tiên của bạn là gì?
Đừng làm ngành thủy sản, vất vả lắm, tanh lắm, mệt lắm!
Đừng làm ngành thủy sản, lạnh lắm!
Nhưng đối với bạn Phạm Thị Tuyết, đây chính là một ngành nghề mà “Nếu em được chọn lại, em vẫn sẽ chọn ngành thủy sản khi tham gia chương trình Thực tập sinh tại Esuhai”.

Bạn Phạm Thị Tuyết là cựu học viên lớp DN46 - Thực tập sinh ngành Thủy sản

Khi được hỏi về công việc của mình, bạn Tuyết chia sẻ: “Công ty của em chia ra 3 xưởng. Mỗi xưởng thực hiện một nhiệm vụ công việc khác nhau. Cụ thể là sò sau khi được chuyển về nhà máy sẽ được hấp với nhiệt độ cao, tiếp theo sẽ đi qua máy lọc vỏ rồi chuyển vào ngâm nước biển đã được xử lý, sau đó là kiểm tra lại sản phẩm và tiến hành đóng gói. Số lượng sò không chế biến hết trong ngày thì sẽ được mang đi cất đông lạnh. Ngoài ra còn có xưởng chuyên cạy sò sống để làm Sashimi. Công việc khá đơn giản, không có gì nặng nhọc cả, chỉ là vô đây máy hấp áp lực hơi cao nên đứng cả ngày trong đó thì hơi mệt tí thôi ạ”.

Sau khoảng thời gian làm ngành thủy sản tại tỉnh Aomori Nhật Bản, Tuyết đặc biệt yêu thích công việc này

Về sinh hoạt và cuộc sống hằng ngày, bạn Tuyết hào hứng kể rằng về nơi ở thì Tuyết và các bạn được chia ra 4 nhà để ở, nên mỗi căn xây theo mỗi kiểu khác nhau. Đặc biệt là vì khu nhà ở chỉ cách công ty một con đường nên vào thời gian nghỉ trưa, các bạn có thể về nhà ăn cơm và nghỉ ngơi.

Nơi Tuyết sinh sống và làm việc thuộc thành phố của Noheji, vào dịp các lễ hội bác Giám đốc của công ty sẽ cho các bạn Thực tập sinh đi lên tỉnh chơi lễ. Tháng 8 hằng năm tại Nhật có lễ hội kéo xe bò, rất đông vui và thú vị, mọi người đều được tham gia. Từ nhà ở ra biển chỉ 1km nên những lúc rảnh rỗi, bạn có thể tranh thủ đi dạo cho thư thả hoặc tập thể dục. Và đặc biệt là bác Giám đốc còn cho các bạn một mảnh đất nhỏ để có thể trồng rau để nấu những bữa cơm ngon lành.

Bạn Tuyết đang chăm sóc vườn rau bé xinh của mình

Về ngành học của mình, bạn Tuyết chia sẻ: “Người ta cứ nói làm thủy sản sẽ tanh, sẽ lạnh, nhưng với công việc của em, vừa được làm việc trong môi trường thoải mái không có nắng nóng, và thời gian làm việc rất ổn định. Bên cạnh đó, tại đây những người đồng nghiệp Nhật bản rất thương và quan tâm đến em. Em muốn nói với các bạn đang muốn thay đổi cuộc sống của mình nhưng còn e ngại gian khổ và thử thách rằng: Hãy thử một lần trong đời khám phá những thứ mà bạn nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ làm được biết đâu trong lúc tìm hiểu và lúc gắn bó với nó, bạn lại yêu nó hơn những gì bạn nghĩ. Như mình từng nghĩ mình sẽ không bao giờ làm công việc về thủy sản nhưng hiện tại, thủy sản chính là một phần trong cuộc sống của mình. Ngành thủy sản không thật sự quá vất vả và hôi tanh như người ta vẫn thường nói đâu. Hãy thử cho mình một cơ hội để tiếp xúc với nó bạn nhé”.

Bạn Tuyết chụp ảnh cùng những người đồng nghiệp của mình

Qua chia sẻ của bạn Phạm Thị Tuyết, có lẽ rất nhiều bạn trong chúng ta đã nhận ra rằng công việc nào cũng sẽ có những khó khăn và vất vả riêng, nhưng điều quan trọng nhất là chúng ta hãy đặt cái tâm của mình vào mỗi công việc mình đang làm. Chỉ cần các bạn có sự quyết tâm và cố gắng, chắc chắn sẽ nhanh chóng thích nghi với cuộc sống mới tại Nhật, như lời động viên của bạn Tuyết: “Người Nhật rất tốt bụng, luôn lắng nghe và chỉ bảo chúng ta từng chút một nên các bạn đừng lo lắng quá nhé, chỉ cần chúng ta luôn chân thành, luôn cố gắng, thì chắc chắn sẽ được người Nhật yêu mến và có 3 năm thật sự tuyệt vời tại đất nước mặt trời mọc”.

scroll top